Lửa Thiêng Thánh Thể

From VEYM Wiki
Revision as of 18:09, 17 October 2019 by Phuongnguyen (talk | contribs) (NGUỒN GỐC)
Jump to: navigation, search

Lửa Thiêng Thánh Thể là một truyền thống trong các Sa Mạc Huấn Luyện của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam; thường để kết thúc sinh hoạt Ngày Thánh Thể. Ngọn lửa thiêng tượng trưng cho tình yêu và sự hiện diện của Thiên Chúa. Các diễn tiến trong Lửa Thiêng Thánh Thể giúp các Sa Mạc Sinh hiểu biết và học hỏi về Lịch Sử Ơn Cứu Ðộ của Thiên Chúa.


Trong các sa mạc của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam, mỗi ngày sa mạc luôn gắn liền với một ý lực và tinh thần sống. Tuỳ theo số ngày trong sa mạc mà các chủ đề được chọn lựa và sắp xếp cho thích hợp. Chúng ta có ngày cầu nguyện, ngày Thánh Thể, ngày hy sinh, ngày Tông Đồ, ngày đi gieo cho các sa mạc và các buổi tối văn nghệ với những đêm truyền thống như “Đuốc Thiêng Dân Tộc” – nói lên lòng yêu quê hương tổ quốc và sống lại tinh thần dân tộc; “Đêm Chứng Nhân” – nói lên lòng yêu mến và biết ơn đến các anh hùng tử đạo Việt Nam đã lấy máu đào làm hạt giống đức tin và làm gương mẫu cho chúng ta trong đời sống đức tin; “Đêm Trung Thu”; các đêm siêu nhiên như “Đêm Dâng Hoa Kính Mẹ Maria”, “Lửa Thiêng Thánh Thể”, v.v…

NGUỒN GỐC

Vào những thập niên sơ khai của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam, người ta nhận thấy có rất nhiều sinh hoạt của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể gần như tương tự với phong trào Hướng Đạo từ những bài hát sinh hoạt, các trò chơi, băng reo, vũ điệu, các chuyên môn, các trại huấn luyện, v.v… đều giống như bên Hướng Đạo. Điều đó thật không có gì là khó hiểu, khi một số linh mục tuyên uý và các anh chị Huynh Trưởng tiên khởi của Phong Trào có bằng Rừng của Hướng Đạo. Chính các ngài đã tâm huyết muốn giới thiệu những sinh hoạt tự nhiên của Hướng Đạo đến Hội Nghĩa Binh Thánh Thể, một hội đoàn mang tính cách cầu nguyện và qui tụ các bạn trẻ và thiếu nhi Công Giáo. Bên cạnh những sinh hoạt tự nhiên nhằm lôi kéo và thu hút các trẻ em, các tuyên uý đã từng bước khéo léo giới thiệu và hướng dẫn các em đến với đời sống siêu nhiên, sống kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể mỗi ngày mỗi phút trong cuộc sống hằng ngày.

Rồi theo năm tháng với sự phát triển mạnh mẽ và thăng tiến không ngừng, Phong Trào đã từng bước Phúc Âm hoá các sinh hoạt và thay đổi các danh xưng cho phù hợp với tinh thần và truyền thống của Kitô Giáo. Thí dụ như danh xưng “Trại Huấn Luyện” được chuyển sang “Sa Mạc Huấn Luyện” theo tinh thần của Cựu Ước khi Chúa đưa dân Do Thái vào trong sa mạc để thanh luyện trong 40 năm.

Danh hiệu “Lửa Thiêng Thánh Thể” bắt đầu xuất hiện từ năm 1971, cùng với một số điều tu chính Nội Quy Thống Nhất khác và được cho áp dụng thử 3 năm. Đến năm 1974, sau khi được Ủy Ban Giám Mục Tông Đồ Giáo Dân cứu xét và phê chuẩn cuốn Nội Quy Thống Nhất của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam được chính thức công bố và thi hành trên toàn quốc. Từ đó danh xưng “Lửa Thiêng Thánh Thể” đã được áp dụng trong các sa mạc của Phong Trào. Thật là một thay đổi tốt lành và một danh xưng tuyệt vời.

Bởi đâu mà chúng ta có được danh xưng như vậy và đâu là ý nghĩa và mục đích của Lửa Thiêng Thánh Thể, trong phạm vi của bài viết này, chúng tôi, Ban Nghiên Huấn Trung Ương sẽ cố gắng viết lại theo những tư tưởng của quý Tuyên Uý và quý anh chị Huynh Trưởng tiên khai. Hy vọng sẽ giúp cho các Trưởng nắm vững và hiểu rõ ý nghĩa và mục đích của Lửa Thiêng Thánh Thể để áp dụng và thực hiện đúng theo tinh thần của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Ý NGHĨA

A. Ý nghĩa về Lửa

Lửa Tự Nhiên Lửa Siêu Nhiên
1 Sự sáng - Ánh sáng Sự hiện diện của Thiên Chúa
  • Bụi gai (Xh 3:2)
  • Trên núi Sinai (Xh 19:18)
  • Hình Lưỡi Lửa của Chúa Thánh Thần (Act 2:3)
2 Sưởi ấm Lòng yêu mến và kính sợ Thiên Chúa
  • Thiêu đốt lễ vật dâng Chúa (Kn 15: 17)
3 Bảo vệ: xua đuổi thú dữ
  • Thần lực (Ps 104:4, Jer 20:9, Mt 3: 11, Lc 3: 16)
  • Tiêu diệt kẻ dữ (Mt 13:42, 50; 25:41; Mc 9:48; Rev 9:2; 21:8)
4 Kiện toàn đời sống: nấu chín thực phẩm Tẩy rửa và thanh luyện (Isa 6: 6 - 7)
5 Sự đổi mới: đốt cháy những thứ/vật dùng không còn cần thiết và làm lại cái mới Sự sống lại – Ánh Sáng Phục Sinh
6 Sự tàn phá, sự phá hủy Sự trừng phạt
  • Lò lửa (Dan 3:6, Le 2:19, Jer 29:22, Eze 23:25)
  • Lửa đời đời (Isa 33:14; Mt 18:8; 25:41; Mc 9:48)
  • Phán xét (Isa 33:14, Jer 23:29, Am 1:4,7, 10; 2:2; Mal 3:2; Lc 12:49; Rev 20:9)

B. Ý nghĩa về danh xưng

Danh từ Lửa Thiêng Thánh Thể là cụm từ ghép của hai chữ “Lửa Thiêng” và “Thánh Thể”.

  • “Lửa Thiêng” nói đến lửa tâm hồn - lửa yêu mến và kính sợ Thiên Chúa
  • Thánh Thể” là chỉ về Chúa Giêsu Thánh Thể

C. Ý nghĩa của Lửa Thiêng Thánh Thể

Ý nghĩa của Lửa Thiêng Thánh Thể trong các sa mạc của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể có thể qui về 2 ý như sau:

  1. Hãy đặt trên lửa những hy sinh, khó nhọc, buồn vui của một ngày sa mạc và xin Chúa đón nhận như của lễ toàn thiêu, ban lại niềm vui và sự bình an
  2. Ước mong được cảm nghiệm và hiểu Chúa nhiều hơn qua các tiết mục; giúp khơi dậy trong các em lòng yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể, để các em có thể thực hành và sống đức tin trong cuộc đời chứng nhân.

Do đó Lửa Thiêng Thánh Thể luôn là phần cuối của Ngày Thánh Thể và là khởi đầu của một thử thách mới trong sa mạc, đó chính là Hành Trình Đức Tin.

MỤC ĐÍCH

A. Mẫu Người Lý Tưởng

Chúa Giêsu Thánh Thể - Con người của Đức Kitô phải là trung tâm điểm (centerpiece) và gương mẫu học tập cho các tham dự viên.

B. Giáo dục

  • Siêu Nhiên
    • Hiểu biết Thánh Kinh qua các tiết mục
    • Chia sẻ cảm nghiệm đức tin qua các tiết mục
  • Tự Nhiên
    • Gặp gỡ tình gia đình và tình huynh đệ hiệp nhất
    • Giúp đoàn viên trở nên hoạt bát, tháo vát: phát triển khả năng ca, vũ, nhạc, kịch

NỘI DUNG

Phải dựa trên nền tảng Thánh Kinh và Thánh Truyền của Giáo Hội Công Giáo. Tùy theo mục đích và đối tượng của mỗi sa mạc trong Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể mà phần nội dung được chọn lựa và thay đổi khác nhau.

A. Các phần chính trong Lửa Thiêng Thánh Thể

Toàn bộ Lửa Thiêng Thánh Thể trong các sa mạc được chia ra làm ba phần xoay quanh lịch sử ơn Cứu Độ của Thiên Chúa. Mỗi phần được gắn liền với Ba Ngôi Thiên Chúa. Dưới đây là bản tóm tắt các phần trong Lửa Thiêng; Diễn tiến của buổi Lửa Thiêng sẽ được trình bày trong phần cuối của bài viết này.

I. Phần mở đầu Phần giới thiệu ý nghĩa của lửa tự nhiên dẫn đến lửa siêu nhiên; dẫn nhập từ Cựu Ước đến Tân ước
  • Vũ trụ chưa có
  • Bóng tối bao phũ khắp không gian
  • Thiên Chúa Cha đã dựng nên ánh sáng và mọi vật -> lửa xuất hiện.
  • Lửa thiêng trong Kinh Thánh: Chúa Thánh Thần hiện diện qua hình lưỡi lửa.
  • Hát Chào Lửa
Phần này nói về sự sáng tạo của Đức Chúa Cha – The Creation
II. Phần trình diễn Phần các đội trình diễn các tiết mục văn theo trình tự Kinh Thánh, từ Cựu Ước đến Tân Ước.
  • Mỗi tiết mục thường được giới thiệu hay dẫn nhập bởi quản trò hay người hướng dẫn (narrator)
  • Sau mỗi tiết mục, đội diễn xuất hoặc người hướng dẫn (narrator) đưa ra bài học cụ thể
  • Tất cả đều hướng về ngôi hai Thiên Chúa nhập thể để mang ơn cứu chuộc cho nhân loại.
  • Hát Câu Chuyện Tình Thương
Các tiết mục trình diễn xoay quanh lịch sử ơn cứu độ của Thiên Chúa – The Salvation. Đức Chúa Con là trung tâm điểm (centerpiece) và là mẫu người lý tưởng cho các em

học tập

III. Phần Kết Phần mời Chúa ngự đến tâm hồn
  • Như xưa, Chúa Thánh Thần đã ngự trên các tông đồ để tăng thêm sức mạnh, nghị lực và sưởi ấm tâm hồn các tông đồ, thì nay, trong giờ phút này, xin ngài hãy đến và ngự trị trong tâm hồn của mỗi người
  • Rước Lễ Thiêng Liêng
  • Hát mang lửa về tim
Hình ảnh của ngày lễ Hiện Xuống – The Pentecost. Xin Chúa đến và ngự trị trong tâm hồn của mỗi người

B. Những yếu tố căn bản trong Lửa Thiêng Thánh Thể

  1. Nội dung các tiết mục được trích ra hay xuất nguồn từ Kinh Thánh. Các tiết mục nên được sắp xếp theo trình tự Kinh Thánh từ Cựu Ước tới Tân Ước
  2. Lửa Thiêng Thánh Thể là phần trình diễn các hoạt cảnh, tiết mục Kinh Thánh; không phải là hài kịch, trình diễn thánh ca hay đại nhạc hội. It is not a show, but a play.
  3. Sáng tạo và uyển chuyển trong các vai, việc sử dụng các ngôn từ hoặc thời gian tùy theo đối tượng. Không xuyên tạc, chế biến hoặc thay đổi văn từ hay các nhân vật trong Kinh Thánh.
  4. Duy trì ý nghĩa giáo dục, nhất là giáo dục đức Tin. Nếu cần, phải hy sinh nụ cười để việc diễn xuất các tiết mục giữ được mục đích giáo dục này.
  5. Mỗi tiết mục phải là một bài học áp dụng trong cuộc sống thực tại.
  6. Việc hóa trang cũng rất quan trọng cho sự thành công của mỗi tiết mục; tránh việc thay đổi phái tính của diễn viên.
  7. Lưu ý đến thời gian, mỗi tiết mục từ 7 đến 10 phút là tốt, không nên kéo dài quá.
  8. Nên xen kẽ giữa các tiết mục bằng vũ điệu, trò chơi, băng reo, hoặc phần kịch dẫn để dẫn ý vào tiết mục sắp đến, giúp làm cho buổi Lửa Thiêng thêm sinh động và hấp dẫn

VAI TRÒ CHỦ YẾU TRONG LỬA THIÊNG THÁNH THỂ

A. Quản Lửa

  1. Chuẩn bị củi, lửa và chọn vị trí đốt lửa.
  2. Nắm rõ nội dung và diễn tiến các tiết mục để có thể thay đổi ánh lửa theo dàn cảnh sắp xếp của mỗi tiết mục hoặc theo từng phần của

B. Quản Trò

  1. Dẫn dắt nội dung các tiết mục
  2. Khéo léo tóm tắt nội dung và đưa ra bài học áp dụng nếu đội diễn xuất thiếu xót.
  3. Phối hợp với Quản Ca để xen vào những tác động sinh hoạt giúp buổi Lửa Thiêng được liên tục và linh động.

C. Quản Ca

  1. Chuẩn bị sẵn sàng và chọn những bài hát, băng reo, vũ điệu thích hợp với các tiết mục.
  2. Ứng phó nhanh nhẹn, vui tươi, linh động.
  3. Cộng tác mật thiết với Quản Trò.

DIỄN TIẾN LỬA THIÊNG

A. Khai Mạc:

  1. Tập trung tiến về (hay tại chỗ) nơi đốt lửa. (Im lặng, trong cảnh tối tăm… tâm hồn tội lỗi)
  2. Ý nghĩa của lửa (Người Phụ Trách Lửa Thiêng Thánh Thể)
  3. Lời Chúa (Có nhiều cách đọc: một người đọc; nhiều người cùng đọc; mỗi người đọc một câu)
  4. Gọi Lửa (Ca bài gọi lửa. Hát lần sau nhanh hơn lần trước)
  5. Châm lửa (Cha Tuyên Úy hay Sa Mạc Trưởng)
  6. Chào lửa (Vũ bài chào Lửa Thiêng)
  7. Băng reo
  8. Giới thiệu, chào mừng khách

B. Giới thiệu Các Tiết Mục

  1. Giới thiệu nội dung chính của tiết mục. Không giới thiệu tên các đội hay người trình diễn.
  2. Trình diễn tiết mục. Không tập dợt trong Lửa Thiêng. Khi diễn xong phải về chỗ để tham dự và

khuyến khích các đội khác.

  1. Cần đào sâu Thánh Kinh, giáo lý bằng các kết luận tóm tắt.
  2. Sửa phạt tế nhị. Đôi khi, nếu là vấn đề quan trọng thì phải sửa đổi ngay.
  3. Chuyển mục (Quản ca làm linh động). Áp dụng bài hát, băng reo, vũ điệu, trò chơi và câu chuyện

dẫn ý chuyển sang tiết mục kế tiếp.

  1. Kết thúc thường bằng “câu Chuyện Tình Thương”

C. Bế Mạc

  1. Câu Chuyện Tàn Lửa
    1. Nhận xét các tiết mục
    2. Lời khuyên do Cha Tuyên Úy hay Sa Mạc Trưởng về Đức tin, khiêm nhường...
  2. Mang Lửa Về Tim
    1. Mang ánh Lửa Thiêng để đốt cháy và sưởi ấm tâm hồn.
    2. Hát chậm và nhỏ dân