Nội Quy (2019)

From VEYM Wiki
Revision as of 00:45, 14 November 2019 by Khanguyen (talk | contribs) (Điều 18: Hội Đồng Đoàn)
Jump to: navigation, search

THƯ CÔNG BỐ NỘI QUY
Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam được thành lập tại Hoa Kỳ vào năm 1984 tại thành phố New Orleans, tiểu bang Louisiana, trong thời điểm người công giáo tị nạn bắt đầu xây dựng cộng đồng công giáo trên xứ người. Lòng nhiệt thành hăng say dấn thân phục vụ không mỏi mệt của nhiều thành phần lãnh đạo các cấp và Huynh Trưởng đã tạo nên một mái ấm gia đình chứa chan tình yêu thương dân tộc, nuôi dưỡng giới trẻ đang bị lạc loài trên vùng đất tha phương xa lạ. Mái ấm gia đình Thiếu Nhi Thánh Thể đã bảo vệ che chở giới trẻ khỏi vướng vào những cạm bẫy tệ nạn của xã hội trong hoàn cảnh gặp khủng hoảng về ngôn ngữ và văn hóa.

Hành trình nào cũng trải qua giây phút thử thách cam go để rồi được lớn mạnh và đạt đến mục đích. Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ đã trải qua một hành trình dài 35 năm kể từ ngày được thành lập tại New Orleans vào năm 1984. Dưới sự lãnh đạo của Thầy Giêsu Chí Thánh, thủ lãnh tối cao của Phong Trào, Phong Trào tiếp tục vững bước trong tin yêu và hy vọng để thực hiện sứ vụ loan báo Tin Mừng như lời bài hát Thiếu Nhi Tân Hành Ca mời gọi: tuổi trẻ Việt Nam đem Chúa cho giới trẻ mọi nơi.

Đáp lại lời mời gọi truyền giáo này và cũng đáp lại nhu cầu mục vụ giới trẻ của thời đại, Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ bắt đầu ra đi để giúp các cộng đoàn của nhóm Á Châu và Thái Bình Dương, và các cộng đoàn người Nam Mỹ để thành lập TNTT tại các cộng đồng của họ. Trải qua 35 năm sinh hoạt không ngừng, Phong Trào TNTT tại Hoa Kỳ được coi là thành phần giới trẻ di dân năng động nhất trên nước Hoa Kỳ và được nhìn nhận là một đoàn thể có cơ cấu sinh hoạt tổ chức chặt chẽ nhất so với trên 80 nước trên thế giới có Thiếu Nhi Thánh Thể.

Kề từ ngày thành lập cho đến nay đã có ba lần tu chính Nội Quy qua những năm 1990, 1993, và 2009. Sau 10 năm kể từ khi tu chính Nội Quy gần đây nhất là năm 2009, một lần nữa Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ tiếp tục tu chính Nội Quy để cho phù hợp với hoàn cảnh thực tại và để tiếp tục phát triển trong giai đoạn mới.

Lần tu chính này có thêm vào một số luật mới và có nhiều thay đổi đáng kể so với các lần tu chính trước, rõ nét nhất là việc đơn giản hóa về cơ cấu tổ chức hàng dọc. Trước tiên, Hội Đồng Trung Ương được lấy ra khỏi hệ thống tổ chức của Phong Trào. Thứ hai, hệ thống Miền được thay thế bằng hệ thống Liên Đoàn và do đó một số ít địa dư được phân chia lại cho phù hợp với sơ đồ mới. Thứ ba, sơ đồ Ban Nghiên Huấn (BNH) được thêm vào và việc tuyển chọn và sắp xếp các thành viên trong BNH theo hệ thống hàng đội để gia tăng hiệu quả trong hoạt động. Thứ tư, vai trò Trợ Tá được thêm vào trong vị trí của Ban Chấp Hành đoàn. Ngoài những điều thay đổi lớn nói trên, một số điều nho nhỏ của các điều khoản cũng như phần vai trò, trách nhiệm và sự bổ nhiệm của các chức vụ các cấp được bổ sung thêm cho mạch lạc và tạo thuận lợi trong việc quản trị.

Sau hơn ba năm từ ngày họp Hội Đồng Lãnh Đạo tại Atlanta, Georgia, từ ngày 5 đến 7 tháng 11 năm 2015 và ra Nghị Quyết Tu Chính Nội Quy, Hội Đồng Trung Ương đã duyệt qua các điều khoản tu chính và Hội Đồng Lãnh Đạo đã phê chuẩn, nay chúng tôi hân hoan giới thiệu và công bố cuốn Nội Quy 2019 để được áp dụng. Ước mong rằng cuốn Nội Quy này mang lại nhiều lợi ích cho mọi sinh hoạt trong Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Garden Grove, CA ngày 1 tháng 3 năm 2019

Lm. Fx. Nguyễn Thanh Bình, SVD
Tổng Tuyên Úy PT/TNTT/VN/HK


CHƯƠNG I: BẢN CHẤT

Điều 1: Danh Xưng

Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam Tại Hoa Kỳ.

Điều 2: Mục Đích

Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam nhận Chúa Giêsu Thánh Thể là nguồn sống thiêng liêng, trung tâm điểm và lý tưởng sống để phục vụ giáo hội và xã hội qua hai sứ vụ:
(2.1) Đào luyện thanh thiếu niên trở thành những con người kiện toàn và những Kitô Hữu hoàn hảo.
(2.2) Đoàn ngũ hoá và hướng dẫn thanh thiếu niên loan truyền Tin Mừng Chúa Kitô và góp phần xây dựng xã hội.

Điều 3: Nền Tảng

Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam lấy Lời Chúa trong Thánh Kinh và Giáo Huấn của Giáo Hội Công Giáo làm nền tảng để giáo dục và hướng dẫn giới trẻ trong các hoạt động.

Điều 4: Tôn Chỉ

Tôn chỉ của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam là:
(4.1) Sống Lời Chúa và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể bằng Cầu Nguyện, Rước Lễ, Hy Sinh và Làm Việc Tông Đồ dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, cách riêng làm tông đồ cho giới trẻ: “Giới trẻ phải làm tông đồ trước tiên và trực tiếp cho giới trẻ” (Sắc Lệnh Tông Đồ Giáo Dân, số 12).
{4.2) Yêu mến và tôn kính Đức Maria Mẹ Chúa Cứu Thế, để nhờ Mẹ, chúng ta đón nhận Chúa và đem Chúa vào đời một cách tuyệt hảo.
(4.3) Tôn kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam; noi gương và nên chứng tá Tin Mừng Chúa Kitô như các Ngài.
{4.4) Yêu mến và vâng phục vị đại diện Chúa Kitô là Đức Giáo Hoàng; cầu nguyện và thực hiện những ý chỉ hằng tháng của Ngài.
(4.5) Thăng tiến con người nhân bản; bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam.

Điều 5: Tâm Niệm

Các thành viên Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam luôn ghi nhớ và sống Mười Điều Tâm Niệm sau:
(5.1) Thiếu Nhi mỗi sáng dâng ngày,
Điểm tô đời sống hương bay nguyện cầu.
(5.2) Thiếu Nhi Thánh Thể nhiệm mầu,
Tôn sùng rước lễ, nhà chầu viếng thăm.
(5.3) Thiếu Nhi Thánh Giá Chúa nằm,
Nhìn lên phấn khởi chuyên cần hy sinh.
(5.4) Thiếu Nhi nhờ Mẹ đinh ninh,
Quyết làm gương sáng xứng danh tông đồ.
(5.5) Thiếu Nhi mọi việc nhỏ to,
Tinh thần vâng phục chuyên lo đậm đà.
(5.6) Thiếu Nhi đằm thắm nết na,
Nói năng hành động nõn nà trắng trong.
(5.7) Thiếu Nhi bác ái một lòng,
Tim luôn quảng đại mới mong giúp người.
(5.8) Thiếu Nhi ngay thẳng trọn đời,
Nói làm đúng mực người người tin yêu.
(5.9) Thiếu Nhi dù khó trăm chiều,
Chu toàn bổn phận mọi điều chăm chuyên.
(5.10) Thiếu Nhi thực hiện hoa thiêng,
Chép ghi mỗi tối cộng biên mỗi tuần.

Điều 6: Thành Viên

Là người Công Giáo sống theo luật và giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo.

Điều 7: Phương Pháp Giáo Dục

Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam sử dụng những phương pháp thích hợp để giáo dục thanh thiếu niên về hai phương diện tự nhiên và siêu nhiên.
(7.1) Tự Nhiên: Phong Trào dùng những phương pháp tự nhiên như ca vũ, sinh hoạt ngoài trời, vào sa mạc, hoạt động xã hội...để hỗ trợ và hướng dẫn cho việc giáo dục siêu nhiên. Tất cả các hoạt động này phải được thấm nhuần tinh thần Thánh Kinh.
(7.2) Siêu Nhiên: Phong Trào đặt căn bản cho đời sống thiêng liêng và tinh thần đạo đức bằng cách Sống Ngày Thánh Thể qua việc Dâng Ngày, Cầu Nguyện, Rước Lễ, thực hiện Bó Hoa Thiêng, Tĩnh Huấn, Chia Sẻ Lời Chúa…


--- --- ---
🔎Mục Lục Nội Quy

CHƯƠNG II: TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH

Điều 8: Hệ Thống Tổ Chức Phong Trào

Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam Tại Hoa Kỳ có một cơ cấu tổ chức liên đới theo hệ thống hàng dọc và được chia thành 3 cấp điều hành:
  • Cấp Trung Ương (Toàn Quốc Hoa Kỳ)
  • Cấp Liên Đoàn (Liên Tiểu Bang/Giáo Phận/Quận Hạt)
  • Cấp Đoàn (Giáo Xứ hay Cộng Đoàn). Trong Đoàn còn được chia thành 3 cấp: Ngành, Chi Đoàn và Đội.
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TỔ CHỨC PHONG TRÀO
caption

Điều 9: Hệ Thống Tổ Chức Trung Ương

Trung Ương là cấp điều hành cao nhất trong Phong Trào.
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TỔ CHỨC TRUNG ƯƠNG
caption

Điều 10: Hội Đồng Lãnh Đạo

Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo của Hội Đồng Lãnh Đạo.
SƠ ĐỒ HỘI ĐỒNG LÃNH ĐẠO
caption
(10.1) Các Thành Viên Thường Trực
  • Chủ Tịch: Cha Tổng Tuyên Úy
  • Cha Phó Tổng Tuyên Úy
  • Các Tuyên Úy Ngành & Tuyên Úy Trợ Tá
  • Các Tuyên Úy Liên Đoàn
  • Ban Thường Vụ Trung Ương
  • 5 Đại Diện Ban Nghiên Huấn: Trưởng Ban, Phó Ban và 3 Trưởng Khối
  • Trưởng Ban Trợ Úy
  • Trưởng Ban Trợ Tá
  • Trưởng Ban Tài Chánh
  • Các Liên Đoàn Trưởng
  • Các Huấn Luyện Viên Cao Cấp (được mời)
(10.2) Các Thành Viên Vĩnh Viễn: các Cha Cựu Tổng Tuyên Úy sau khi mãn nhiệm kỳ sẽ là thành viên vĩnh viễn của Hội Đồng Lãnh Đạo nếu không bị ngăn trở bởi giáo luật, giáo quyền và chính quyền liên quan đến sinh hoạt giới trẻ.
(10.3) Các Thành Viên Ngoại Thường
  • Các Cha Cựu Phó Tổng Tuyên Úy là thành viên của Hội Đồng Lãnh Đạo với hạn kỳ bốn (4) năm kể từ ngày mãn nhiệm. Tuy nhiên có thể được cha Tổng Tuyên Úy mời và tái bổ nhiệm.
  • Các Cựu Chủ Tịch, Cựu Phó Chủ Tịch Quản Trị và Cựu Phó Chủ Tịch Nghiên Huấn Ban Chấp Hành Trung Ương là Thành Viên của Hội Đồng Lãnh Đạo với hạn kỳ là bốn (4) năm kể từ ngày mãn nhiệm. Tuy nhiên có thể được cha Tổng Tuyên Úy mời và tái bổ nhiệm.

Điều 11: Ban Chấp Hành Trung Ương

SƠ ĐỒ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
caption
(11.1) Ban Thường Vụ Trung Ương
  • Phó Chủ Tịch Quản Trị
  • Phó Chủ Tịch Nghiên Huấn
  • Tổng Thư Ký
  • Tổng Thủ Quỹ
(11.2) Các Ủy Viên Quản Trị
  • Ủy Viên Đại Hội
  • Ủy Viên Kỹ Thuật Vi Tính
  • Ủy Viên Nhân Sự
  • Ủy Viên Ơn Gọi
  • Ủy Viên Phụng Vụ
  • Ủy Viên Truyền Thông
  • Ủy Viên Văn Nghệ
  • Ủy Viên Xã Hội
(11.3) Các Ủy Viên Nghiên Huấn:
  • Ủy Viên Ngành Ấu Nhi
  • Ủy Viên Ngành Thiếu Nhi
  • Ủy Viên Ngành Nghĩa Sĩ
  • Ủy Viên Ngành Hiệp Sĩ

Điều 12: Ban Nghiên Huấn

SƠ ĐỒ BAN NGHIÊN HUẤN
caption
(12.1) Các Thành Viên Thường Trực
  • Trưởng Ban
  • Phó Ban
  • Trưởng Khối Đoàn Sinh
  • Trưởng Khối Huynh Trưởng
  • Trưởng Khối Huấn Luyện Viên
  • Thư Ký
(12.2) Các Thành Viên
  • Cha Phó Tổng Tuyên Úy
  • Các Tuyên Úy Ngành và Tuyên Úy Trợ Tá
  • Chủ Tịch và hai Phó Chủ Tịch BCHTU
  • Các Huấn Luyện Viên được mời

Điều 13: Các Ban Chuyên Môn

(13.1) Ban Cố Vấn: gồm có trưởng ban và các thành viên. Trưởng Ban Cố Vấn và các cố vấn do cha Tổng Tuyên Úy mời để giúp cố vấn Cha trong các lãnh vực chuyên môn.
(13.2) Ban Trợ Úy: gồm có trưởng ban và các thành viên. Các thành viên trong ban phải là các tu sĩ nam nữ Giáo Hội Công Giáo hay các thầy sáu vĩnh viễn và được cha Tổng Tuyên Úy mời và bổ nhiệm.
(13.3) Ban Trợ Tá: gồm có trưởng ban và các thành viên. Các thành viên trong ban phải là các trợ tá của Phong Trào.
(13.4) Ban Tài Chánh: gồm có trưởng ban, các Ủy Viên Kế Toán và Ủy Viên Quản Trị Văn Phòng Trung Ương.
(13.5) Ban Quản Trị Cơ Sở Vật Chất
  • Giúp điều hành và quản lý các cơ sở vật chất.
  • Trách nhiệm mua, bán hay chuyển nhượng.
  • Phối hợp với Ban Tài Chánh để khai báo tài sản và làm sổ sách khai thuế mỗi năm.
  • Các thành viên gồm có:
    • Cha Tổng Tuyên Úy
    • 2 Thành Viên Ban Chấp Hành Trung Ương: Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch Quản Trị
    • Trưởng Ban Trợ Úy
    • Trưởng Ban Trợ Tá
    • Trưởng Ban Tài Chánh
    • Liên Đoàn Trưởng hoặc vị đại diện từ các Liên Đoàn
    • Các thành viên được mời.

Điều 14: Hệ Thống Tổ Chức Liên Đoàn

Hệ Thống Tổ Chức Liên Đoàn được phân chia và quy định như sau.
(14.1) Giáo Phận: 5 đoàn trở lên trong một giáo phận hợp thành một liên đoàn.
(14.2) Tiểu Bang/Quận Hạt: đối với các giáo phận không có đủ 5 đoàn, các đoàn ở trong các tiểu bang hay quận hạt lân cận gom thành một liên đoàn.
(14.3) Các Liên Đoàn chọn một thánh bổn mạng để khuyến khích các thành viên trong liên đoàn tôn kính và noi gương sống đạo của các Ngài.
(14.4) Tên các liên đoàn thường được đặt theo tên thánh bổn mạng.
(14.5) Mọi thay đổi liên quan đến sự phân chia hiện nay của các Liên Đoàn hay việc thành lập thêm một Liên Đoàn mới cần phải được sự chấp thuận của Hội Đồng Lãnh Đạo.
(14.5.1) Liên Đoàn Phaolô Hạnh
  • Connecticut
  • Maine
  • Massachusetts
  • New Hampshire
  • New Jersey
  • New York
  • Rhode Island
  • Vermont
(14.5.2) Liên Đoàn Đaminh Saviô
  • Delaware
  • Maryland
  • Pennsylvania
  • Virginia
  • Washington D.C.
  • West Virginia
(14.5.3) Liên Đoàn John Paul II
  • Colorado
  • Illinois
  • Indiana
  • Iowa
  • Kansas
  • Kentucky
  • Michigan
  • Minnesota
  • Missouri
  • Nebraska
  • Ohio
  • Wisconsin
(14.5.4) Liên Đoàn Joan of Arc
  • Alabama
  • Florida
  • Georgia
  • Mississipi
  • North Carolina
  • Tennessee
(14.5.5) Liên Đoàn Biển Đức
  • Arkansas
  • Louisiana
  • New Mexico
  • Oklahoma
  • Texas
(14.5.6) Liên Đoàn Ignatius Loyola
  • Alaska
  • Idaho
  • Montana
  • Oregon
  • Utah
  • Washington State
  • Wyoming
(14.5.7) Liên Đoàn Thánh Gia
  • Bakerfield, CA
  • Fresno, CA
  • Hawaii
  • Oakland, CA
  • Sacramento, CA
  • San Francisco, CA
  • San Jose, CA
(14.5.8) Liên Đoàn Nguồn Sống
  • Orange County, CA
(14.5.9) Liên Đoàn Ra Khơi
  • Las Vegas, NV
  • Los Angeles, CA
(14.5.10) Liên Đoàn San Diego
  • San Diego, CA
(14.5.11) Liên Đoàn Sinai
  • Arizona
  • Riverside, CA
  • San Bernardino, CA
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TỔ CHỨC LIÊN ĐOÀN
caption

Điều 15: Hội Đồng Liên Đoàn

Liên Đoàn được điều hành bởi Hội Đồng Liên Đoàn.
SƠ ĐỒ HỘI ĐỒNG LIÊN ĐOÀN
caption
(15.1) Chủ Tịch: Cha Tuyên Úy Liên Đoàn
(15.2) Các Thành Viên
  • Các Tuyên Úy Đoàn
  • Ban Chấp Hành Liên Đoàn
  • Trưởng Ban Trợ Úy
  • Trưởng Ban Trợ Tá
  • Trưởng Ban Cố Vấn
  • Các Đoàn Trưởng và các Đoàn Phó
(15.3) Ban Trợ Úy: gồm có trưởng ban và các thành viên. Các thành viên trong ban phải là các tu sĩ nam nữ Giáo Hội Công Giáo hay các thầy sáu vĩnh viễn.
(15.4) Ban Trợ Tá: gồm có trưởng ban và các thành viên. Các thành viên là các Trưởng Ban Trợ Tá Đoàn.
(15.5) Ban Cố Vấn: gồm có trưởng ban và các thành viên do Cha Tuyên Úy Liên Đoàn mời và bổ nhiệm.

Điều 16: Ban Chấp Hành Liên Đoàn

SƠ ĐỒ BAN CHẤP HÀNH LIÊN ĐOÀN
caption
(16.1) Ban Thường Vụ
  • Liên Đoàn Trưởng
  • Liên Đoàn Phó Quản Trị
  • Liên Đoàn Phó Nghiên Huấn
  • Thư Ký Liên Đoàn
  • Thủ Quỹ Liên Đoàn
(16.2) Các Ủy Viên Quản Trị
  • Ủy Viên Đại Hội
  • Ủy Viên Kỹ Thuật
  • Ủy Viên Nhân Sự
  • Ủy Viên Phụng Vụ
  • Ủy Viên Truyền Thông
  • Ủy Viên Văn Nghệ
  • Ủy Viên Xã Hội
(16.3) Các Ủy Viên Nghiên Huấn
  • Ủy Viên Ngành Ấu Nhi
  • Ủy Viên Ngành Thiếu Nhi
  • Ủy Viên Ngành Nghĩa Sĩ
  • Ủy Viên Ngành Hiệp Sĩ

Điều 17: Hệ Thống Tổ Chức Đoàn

Đoàn là Cấp Căn Bản của Phong Trào thường được thành lập tại các Giáo Xứ hoặc Cộng Đoàn Công Giáo.
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐOÀN
caption

Điều 18: Hội Đồng Đoàn

Đoàn được điều hành bởi Hội Đồng Đoàn.
SƠ ĐỒ HỘI ĐỒNG ĐOÀN
caption
(18.1) Chủ Tịch: Cha Tuyên Úy Đoàn
18.2) Các Thành Viên
  • Ban Thường Vụ Đoàn
  • Trưởng Ban Trợ Úy
  • Trưởng Ban Trợ Tá
  • Ban Huynh Trưởng

Điều 19: Ban Chấp Hành Đoàn

SƠ ĐỒ BAN CHẤP HÀNH ĐOÀN


(19.1) Ban Thường Vụ Đoàn • Đoàn Trưởng • Đoàn Phó Quản Trị • Đoàn Phó Nghiên Huấn • Thư Ký Đoàn • Thủ Quỹ Đoàn (19.2) Trưởng Ban Trợ Tá (19.3) Các Ngành Trưởng • Ngành Trưởng Ấu Nhi • Ngành Trưởng Thiếu Nhi • Ngành Trưởng Nghĩa Sĩ • Ngành Trưởng Hiệp Sĩ

Điều 20: Ngành

Đoàn được chia thành 4 Ngành. Mỗi Ngành có một Ngành Trưởng và một Ngành Phó. Các Ngành được chia theo các lứa tuổi như sau: (20.1) ẤU NHI với khẩu hiệu NGOAN: từ 7 đến 9 tuổi. (20.2) THIẾU NHI với khẩu hiệu HY SINH: từ 10 đến 12 tuổi. (20.3) NGHĨA SĨ với khẩu hiệu CHINH PHỤC: từ 13 đến 15 tuổi. (20.4) HIỆP SĨ với khẩu hiệu DẤN THÂN: từ 16 đến 17 tuổi.


Điều 21: Chi Đoàn

(21.1) Ngành Ấu, Thiếu và Nghĩa được chia thành 3 Chi Đoàn cho 3 cấp: cấp I, cấp II và cấp III. (21.2) Ngành Hiệp Sĩ được chia thành 2 Chi Đoàn cho 2 cấp: cấp I và cấp II. (21.3) Mỗi Chi Đoàn có một Chi Đoàn Trưởng, một Chi Đoàn Phó và các Trưởng Phụ Tá điều khiển công việc của chi đoàn.

Điều 22: Đội

(22.1) Chi Đoàn được chia thành nhiều Đội. Mỗi đội gồm từ 6 đến 11 đoàn sinh cùng phái. (22.2) Mỗi đội có một Đội Trưởng và một Đội Phó điều khiển công việc của đội.















--- --- ---
🔎Mục Lục Nội Quy

CHƯƠNG III: PHÂN NHIỆM TỔNG QUÁT

Điều 23: Phân Nhiệm

(23.1) Cấp Trung Ương
(23.1.1) Hội Đồng Lãnh Đạo
  • Quy định các đường hướng hoạt động và chương trình sinh hoạt dài hạn trong Phong Trào.
  • Quyết định và ban hành Nội Quy, Nghi Thức, các tài liệu huấn luyện và sinh hoạt của Phong Trào trên toàn quốc.
(23.1.2) Ban Chấp Hành Trung Ương
  • Được Hội Đồng Lãnh Đạo trao quyền trực tiếp điều hợp các chương trình hoạt động của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể trên toàn quốc.
  • Thực thi các quyết nghị chung của Hội Đồng Lãnh Đạo.
  • Phác họa các kế hoạch, chương trình sinh hoạt và huấn luyện chung trên toàn quốc.
  • Trách nhiệm tổ chức, điều hành và giám sát các sa mạc huấn luyện theo đúng các điều khoản được quy định trong Quy Chế Huấn Luyện các cấp Lãnh Đạo Phục Vụ.
  • Trách nhiệm tổ chức và điều hành các đại hội cấp toàn quốc.
  • Trách nhiệm tổ chức và điều hành về các phương diện chuyên môn, quản trị hành chánh và tài chánh cấp toàn quốc.
  • Trách nhiệm giám sát việc áp dụng Chương Trình Thăng Tiến Đoàn Sinh trên toàn quốc.
  • Trách nhiệm quản trị và điều hành tổng quát Văn Phòng Trung Ương.
  • Trách nhiệm quản lý các thành viên bao gồm duyệt xét và phê chuẩn thăng cấp, kỷ luật hay trục xuất các thành viên phạm luật.
(23.1.3) Ban Nghiên Huấn
  • Tham khảo, nghiên cứu và cập nhật hoá Chương Trình Thăng Tiến Đoàn Sinh các ngành, các cấp.
  • Trách nhiệm thay đổi và cập nhật Quy Chế Huấn Luyện các Cấp Lãnh Đạo Phục Vụ và Nghi Thức.
  • Nghiên cứu, cập nhật hóa và phổ biến các tài liệu học tập và huấn luyện trong Phong Trào.
  • Quy định việc áp dụng Quy Chế Huấn Luyện các Cấp Lãnh Đạo Phục Vụ và *Chương Trình Thăng Tiến Đoàn Sinh.
  • Quy định các tiêu chuẩn và các điều kiện thăng cấp.
  • Chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Lãnh Đạo về các tài liệu học tập và chương trình huấn luyện các cấp của Phong Trào.
(23.2) Cấp Liên Đoàn
(23.2.1) Hội Đồng Liên Đoàn
  • Có nhiệm vụ theo dõi và thực thi những quyết định về Nội Quy, Quy Chế Huấn Luyện, Nghi Thức, các chương trình sinh hoạt và đường hướng hoạt động chung của Phong Trào.
  • Thực thi các quyết nghị chung của Hội Đồng Lãnh Đạo và Ban Chấp Hành Trung Ương.
  • Điều hành về các phương diện chuyên môn, quản trị, huấn luyện cũng như hành chánh và tài chánh cấp Liên Đoàn.
  • Đề ra những phương án hoạt động nhằm đáp ứng các nhu cầu cần thiết của Thiếu Nhi Thánh Thể cấp Liên Đoàn.
(23.2.2) Ban Chấp Hành Liên Đoàn
  • Thực thi những quyết nghị của Hội Đồng Liên Đoàn và cấp trên liên hệ - cấp Trung Ương.
  • Phác họa các kế hoạch, chương trình sinh hoạt và huấn luyện chung trong liên đoàn.
  • Điều hợp các chương trình hoạt động của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể cấp Liên Đoàn.
  • Trách nhiệm tổ chức và điều hành các sa mạc huấn luyện cấp Liên Đoàn theo đúng các điều khoản được quy định trong Quy Chế Huấn Luyện các Cấp Lãnh Đạo Phục Vụ.
  • Trách nhiệm tổ chức và điều hành các đại hội cấp Liên Đoàn.
  • Trách nhiệm tổ chức và điều hành các phương diện chuyên môn, quản trị cũng như hành chánh và tài chánh cấp Liên Đoàn.
  • Trách nhiệm theo dõi và thực thi Chương Trình Thăng Tiến Đoàn Sinh.
(23.3) Cấp Đoàn
(23.3.1) Hội Đồng Đoàn
  • Có nhiệm vụ theo dõi và thực thi những quyết định về Nội Quy, Quy Chế Huấn Luyện, Nghi Thức, các chương trình sinh hoạt và đường hướng hoạt động chung của Phong Trào.
  • Thực thi các quyết nghị chung của Hội Đồng Liên Đoàn.
  • Điều hành về các phương diện chuyên môn, quản trị, huấn luyện cũng như hành chánh và tài chánh cấp Đoàn.
  • Đề ra những phương án hoạt động nhằm đáp ứng các nhu cầu cần thiết của Thiếu Nhi Thánh Thể cấp Đoàn.
(23.3.2) Ban Chấp Hành Đoàn
  • Thực thi các quyết nghị chung của Hội Đồng Đoàn và cấp trên liên hệ cấp Liên Đoàn và Trung Ương.
  • Trách nhiệm tổ chức và điều hành các sa mạc huấn luyện Tông Đồ Đội Trưởng/Đội Phó theo đúng các điều khoản được quy định trong Quy Chế Huấn Luyện các cấp Lãnh Đạo Phục Vụ.
  • Trách nhiệm tổ chức và điều hành các phương diện chuyên môn, quản trị cũng như hành chánh và tài chánh cấp Đoàn
  • Trách nhiệm huấn luyện đoàn sinh các cấp; đồng thời theo dõi và thực thi nghiêm chỉnh Chương Trình Thăng Tiến Đoàn Sinh.
  • Trách nhiệm tổ chức ít nhất một buổi họp với các phụ huynh mỗi năm để thông báo và cập nhật tin tức của Phong Trào. Thông báo chương trình sinh hoạt trong năm và những thành quả mà Đoàn/các em đã đạt được trong năm vừa qua.

Điều 24: Tuyên Úy

(24.1) Tuyên Úy là một linh mục được ủy thác việc săn sóc mục vụ và thi hành theo đúng quy tắc của luật phổ quát, luật địa phương (GIÁO LUẬT: 564) và luật của Phong Trào.
(24.2) Do Hàng Giáo Phẩm sở tại bổ nhiệm (GIÁO LUẬT: 565) hoặc được đề cử và được bổ nhiệm bởi cha Chủ Tịch Hội Đồng cấp liên hệ.
(24.3) Trách nhiệm hướng dẫn tâm linh và huấn luyện đạo đức cho các Huynh Trưởng và thành viên các cấp trong phạm vi liên hệ.
(24.4) Trực tiếp can thiệp trong những vấn đề quan trọng, nhất là trong việc huấn luyện đạo đức hoặc trong trường hợp thay đổi các Huynh Trưởng bị mất tín nhiệm.
(24.5) Dù không trực tiếp tham gia tất cả các sinh hoạt của Phong Trào, Cha Tuyên Úy nên tham dự các buổi họp và các sa mạc để có thể mưu ích tối đa cho Phong Trào.

Điều 25: Trợ Úy

(25.1) Trợ Úy là các tu sĩ nam nữ, các thầy sáu vĩnh viễn Giáo Hội Công Giáo.
(25.2) Trách nhiệm giúp cha Tuyên Úy trong vai trò lãnh đạo tinh thần và hướng dẫn đời sống tâm linh cũng như hỗ trợ việc giáo dục cho các Huynh Trưởng và Đoàn Sinh.
(25.3) Để được chia sẻ vai trò lãnh đạo của cha Tuyên Úy, các Trợ Úy phải qua khóa huấn luyện và được cha tuyên úy chính thức bổ nhiệm.

Điều 26: Trợ Tá

(26.1) Trợ Tá là những giáo dân hoặc phụ huynh Công Giáo có thiện chí và khả năng, đã qua một khóa huấn luyện Trợ tá của Phong Trào, đã tuyên hứa và được sự bổ nhiệm của Cha Tuyên Úy.
(26.2) Trợ Tá cộng tác với Cha Tuyên Úy để hỗ trợ và cố vấn các Huynh Trưởng trong các sinh hoạt của Phong Trào.
(26.3) Trợ Tá là nhịp cầu liên lạc, tạo sự thông cảm giữa Đoàn với Cha Tuyên Úy, Ban Chấp Hành Cộng Đoàn/Ban Mục Vụ Giáo Xứ, Phụ Huynh và các ân nhân.
(26.4) Trợ Tá có thể giúp giảng khóa và hướng dẫn các em đoàn sinh trong khả năng và lãnh vực chuyên môn của mình.
(26.5) Trưởng Ban Trợ Tá là thành viên chính thức của Ban Chấp Hành Đoàn, có nhiệm vụ tham dự các buổi họp của Ban Chấp Hành Đoàn hoặc Hội Đồng Đoàn.

Điều 27: Huynh Trưởng

(27.1) Huynh Trưởng là những giáo dân Công Giáo từ 18 tuổi trở lên và đã qua các khóa huấn luyện của Phong Trào, đã tuyên hứa và được sự bổ nhiệm của Cha Tuyên Úy.
(27.2) Các Huynh Trưởng là thành phần lãnh đạo phục vụ của Phong Trào và được chia ra làm ba cấp:
(27.2.1) Huynh Trưởng cấp I cộng tác với các Ngành Trưởng và Chi Đoàn Trưởng trong việc huấn luyện và hướng dẫn các em thiếu nhi tại đoàn địa phương.
(27.2.2) Huynh Trưởng cấp II được tham gia vào vai trò lãnh đạo ngành qua các chức vụ Ngành Trưởng, Ngành Phó, Chi Đoàn Trưởng và Chi Đoàn Phó.
(27.2.3) Huynh Trưởng cấp III là cấp lãnh đạo đoàn qua các chức vụ Đoàn Trưởng, Đoàn Phó, Ngành Trưởng và Ngành Phó và được tham gia vào các chức vụ khác nhau trên Liên Đoàn và Trung Ương.

Điều 28: Huấn Luyện Viên

(28.1) Huấn Luyện Viên là những giáo dân Công Giáo từ 23 tuổi trở lên, đã là Huynh Trưởng cấp III ít là một (1) năm và qua sa mạc huấn luyện viên sơ cấp của Phong Trào, đã tuyên hứa và được sự bổ nhiệm của Cha Tuyên Úy.
(28.2) Các Huấn Luyện Viên là thành phần lãnh đạo phục vụ của Phong Trào, được tham gia vào các vai trò lãnh đạo từ cấp Liên Đoàn trở lên và vai trò giảng huấn trong các sa mạc huấn luyện của Phong Trào.
(28.3) Các Huấn Luyện Viên được chia ra làm 3 cấp với những trách nhiệm như sau:
(28.3.1) Huấn Luyện Viên Sơ Cấp cộng tác với Ban Nghiên Huấn để nghiên cứu và huấn luyện các huynh trưởng cấp I, II và trợ tá.
(28.3.2) Huấn Luyện Viên Trung Cấp cộng tác với Ban Nghiên Huấn để nghiên cứu, huấn luyện và làm Sa Mạc Trưởng hay Sa Mạc Phó trong các sa mạc huấn luyện huynh trưởng các cấp và trợ tá.
(28.3.3) Huấn Luyện Viên Cao Cấp là cấp lãnh đạo phục vụ cao nhất của Phong Trào, giúp nghiên cứu, huấn luyện, bảo vệ và phát triển Phong Trào.

Điều 29: Ban Cố Vấn và Hội Phụ Huynh

Khi được sự chấp thuận của cha Tuyên Úy liên hệ, các đơn vị nên thành lập các ban sau:
(29.1) Ban Cố Vấn gồm những vị có nhiều kinh nghiệm và khả năng chuyên môn được mời để bàn bạc giúp ý kiến.
(29.2) Hội Phụ Huynh gồm tất cả các phụ huynh hay người giám hộ của đoàn sinh Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể, được mời gọi để cộng tác trong việc thúc đẩy và hướng dẫn con em học tập Chương Trình Thăng Tiến ở nhà, giúp đỡ cụ thể trong các sinh hoạt thường niên như tài chánh, phương tiện di chuyển, trực đêm trong sa mạc, v.v...Đối với các phụ huynh cộng tác hoặc giúp đỡ trực tiếp trong các sinh hoạt của đoàn sinh, cần phải hoàn tất Chương Trình Bảo Vệ Trẻ Em hoặc tương đương và có giấy xác nhận đã hoàn tất phần kiểm tra lý lịch tội phạm căn cứ theo luật lệ đòi hỏi của Giáo Phận địa phương.


--- --- ---
🔎Mục Lục Nội Quy